Đồng phục công nhân thực phẩm được đặc biệt lưu tâm do tính chất công việc liên quan đến sức khỏe của mọi người. Hãy tham khảo những gợi ý của VIKOR về mẫu đồng phục chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn hiện nay!
>>>> XEM THÊM: 30+ mẫu đồng phục công nhân chất lượng, giá tốt tại TP.HCM
Nội dung bài viết
1. Lợi ích của đồng phục công nhân thực phẩm
Đặc thù của ngành thực phẩm là công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với đồ tươi sống, dầu mỡ. Do đó, bên cạnh chức năng tạo vẻ đẹp đồng bộ vốn có, đồng phục ngành thực phẩm còn giúp:
- Bảo vệ cơ thể công nhân khỏi mùi thực phẩm tươi sống: Đồng phục nhân viên thực phẩm giúp bảo vệ cơ thể, quần áo công nhân không bị ám mùi tanh từ các loại thực phẩm tươi sống.
- Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm: Đồng phục mang lại cho người công nhân sự gọn gàng, tránh các tác nhân gây mất vệ sinh như lông, móng tay, tóc, mồ hôi trên cơ thể rơi vào đồ ăn.
- Tạo sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong công việc: Khi tất cả mọi người cùng khoác trên mình bộ đồng phục giống nhau, cùng thực hiện công việc vô hình chung sẽ tạo nên sự gắn kết, chỉn chu và đồng bộ trong sản xuất.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 20+ mẫu áo gile đồng phục công nhân bền – đẹp từ VIKOR
2. Tiêu chí về 1 bộ đồng phục công nhân thực phẩm đạt chuẩn
Với nhiều công dụng trong một thiết kế, đồng phục công nhân thực phẩm cần được đầu tư từ khâu chọn vải, thiết kế, may sản phẩm… 3 tiêu chí dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu 1 bộ quần áo bảo hộ ngành thực phẩm hoàn hảo! Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các mẫu áo thun đồng phục công nhân và quần áo đồng phục công nhân bền đẹp nhất tại đây.
2.1. Đảm bảo sự thoải mái cho người mặc
Công việc chế biến thực phẩm đòi hỏi người công nhân phải sơ chế, đóng gói, phân loại thực phẩm hoặc di chuyển các thùng hàng. Do đó, quần áo công nhân thực phẩm trước tiên phải đảm bảo sự thoải mái, thuận tiện khi làm việc.
Thêm vào đó, phần lớn thời gian, người công nhân đều đứng làm việc trong môi trường phòng kín nên khi lựa chọn chất liệu vải để may đồng phục cho công nhân thực phẩm cần ưu tiên những chất liệu vải thoáng mát, có độ co giãn. Đồng phục chế biến thực phẩm phải đảm bảo độ vừa vặn, đứng dáng; không quá rộng gây vướng víu cũng không quá chật làm người mặc bất tiện khi hoạt động.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 8+ mẫu đồng phục công nhân xây dựng đảm bảo an toàn
2.2. Thể hiện sự chuyên môn hóa về công việc
Thiết kế đồng phục nào cũng cần hỗ trợ công việc của người công nhân tốt nhất. Đối với đồng phục công nhân thực phẩm cũng không ngoại lệ, thiết kế cần đảm bảo:
- Áo dáng dài, kín, chống thấm nước tốt: Cơ thể công nhân luôn khô ráo, không bị cảm vì ngấm nước hoặc bị ám mùi của thực phẩm tươi sống. Từ đó, mang đến sự thoải mái và nâng cao năng suất công việc.
- Trang bị thêm các phụ kiện: Mũ, ủng, găng tay… cần được trang bị đầy đủ để bảo vệ các bộ phận thiết yếu trên cơ thể tránh khỏi tác nhân có thể gây tổn hại. Đồng thời, hạn chế mồ hôi, tóc, vi khuẩn từ cơ thể bám vào đồ ăn, đảm bảo sự vệ sinh tuyệt đối.
>>>> GỢI Ý: 5+ mẫu quần áo đồng phục công nhân cơ khí bền, đạt chuẩn
2.3. Dễ dàng phân biệt được nhân viên ở các bộ phận với nhau
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được phân chia thành nhiều nhóm ngành khác nhau như chế biến thủy hải sản, sơ chế rau/củ/quả, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm tươi sống… Đồng phục chế biến thực phẩm phải có sự khác nhau giữa các bộ phận để phân biệt nhân viên các bộ phận với nhau và đáp ứng tính chất công việc.
3. Mẫu đồng phục công nhân chế biến thực phẩm theo ngành
Mỗi một nhóm ngành thực phẩm lại đòi hỏi có thiết kế đồng phục riêng. Dưới đây là một số mẫu đồng phục công nhân thực phẩm đẹp nhất theo nhóm ngành mà VIKOR muốn giới thiệu đến các công ty, doanh nghiệp:
3.1. Đồng phục công nhân chế biến thủy hải sản
Công việc chủ yếu của công nhân chế biến thủy hải sản là tiếp nhận, kiểm tra chất lượng, phân loại và đóng gói thủy hải sản trước khi chuyển tới tay người tiêu dùng. Các loại thủy hải sản thường tích nước và có mùi tanh rất đặc trưng nên đồng phục công nhân chế biến thủy hải sản phải được may kín. Chất liệu sử dụng là vải chống thấm nước tốt nhằm hạn chế khả năng thấm nước và bám mùi. Ngoài ra, bạn nên trang bị đầy đủ mũ trùm đầu, khẩu trang, găng tay và tạp dề chống thấm nhằm đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho quá trình chế biến hải sản.
Màu sắc quần áo đồng phục công nhân thực phẩm ngành chế biến thủy sản thường sử dụng tông màu trắng tượng trưng cho sự sạch sẽ và mang lại hiệu quả tốt về thị giác, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Màu xanh của tạp dề chống thấm là màu chủ đạo của các sản phẩm bảo hộ, tạo điểm nhấn cho bộ đồng phục.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: [Cập nhật 2024] Báo giá quần áo đồng phục công nhân mới nhất
3.2. Đồng phục công nhân chế biến nông sản
Công việc chính của công nhân chế biến nông sản là làm sạch, phân loại, (có thể) cắt gọt, dán nhãn và đóng gói các loại rau, củ, quả. Công việc này tuy không yêu cầu quá cao về mặt kỹ thuật cũng như vệ sinh vô trùng nhưng người công nhân vẫn phải đảm bảo sự gọn gàng, sạch sẽ.
Đồng phục công nhân chế biến nông sản trong phòng kín thường là mẫu áo dài tay liền với quần, có khóa kéo tiện lợi, phần cổ tay được bo gọn. Ngoài ra, cũng trang bị thêm mũ, gang tay và khẩu trang để đảm bảo yếu tố an toàn thực phẩm.
Kate silk, kate Việt Nam, kaki Thành Công… là những chất liệu vải phổ biến được sử dụng cho đồng phục công nhân thực phẩm ngành chế biến nông sản. Các chất vải này có đặc tính dày dặn, mềm mại mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Đồng phục cần đảm bảo lên form tốt, đứng form, có độ bền cao, ít bị xù, giặt ủi dễ dàng. Màu sắc đồng phục công nhân chế biến nông sản rất đa dạng. Ngoài tông màu trắng đặc trưng cho ngành chế biến thực phẩm còn sử dụng thêm nhiều màu khác như màu ghi xám, màu xanh ngọc…
3.3. Đồng phục công nhân chế biến đồ đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp có yêu cầu rất cao về mặt vô trùng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm đóng hộp được cung cấp cho người tiêu dùng để ăn trực tiếp, không qua chế biến. Do đó, đồng phục công nhân chế biến đồ đóng hộp cũng phải thể hiện được sự vệ sinh, sạch sẽ.
Mẫu quần áo công nhân thực phẩm thông dụng nhất được lựa chọn cho công nhân chế biến đồ đóng hộp là mẫu áo tay lỡ và quần vải rộng rãi, thoải mái. Form đồng phục vừa vặn với người, không quá bó sát thuận tiện cho công nhân làm việc. Tất nhiên, không thể thiếu các phụ kiện đi kèm như mũ trùm đầu, găng tay, khẩu trang…
Nhóm đồng phục này thường sử dụng chất liệu vải kate hoặc kaki thun, mềm mại, thoáng mát… mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc dù phải đứng làm việc trong nhiều giờ liền. Trắng và xanh dương là những tông màu được sử dụng nhiều nhất cho kiểu đồng phục này.
4. Đồng phục VIKOR – Địa chỉ may đồng phục công nhân thực phẩm uy tín, chất lượng
Thành lập năm 2011, tính đến thời điểm hiện tại, VIKOR đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành may mặc. VIKOR đã có cơ hội đồng hành và hỗ trợ hoàn thành dự án đồng phục công nhân cho nhiều công ty lớn thuộc đa dạng lĩnh vực như: Samsung, Lixil, TLK, TOYOTA, Sheishido, Kumkang….
Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, đội ngũ của chúng tôi lại dành thời gian để phân tích, nghiên cứu tính chất, điều kiện, môi trường làm việc của từng ngành nghề để tư vấn và đưa đến cho khách hàng những mẫu đồng phục phù hợp nhất. Đối với ngành chế biến thực phẩm cũng vậy. VIKOR tự tin có thể mang đến cho quý khách những mẫu đồng phục ngành thực phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, VIKOR còn xây dựng một quy trình may đồng phục chuyên nghiệp, bài bản, chặt chẽ bao gồm 12 bước:
- Bước 1: Thiết kế/Chọn mẫu
- Bước 2: Báo giá sản phẩm
- Bước 3: May mẫu đồng phục
- Bước 4: Gửi duyệt mẫu sản phẩm
- Bước 5: Ký kết hợp đồng
- Bước 6: Đặt cọc tiền may
- Bước 7: Tổ hợp áp size
- Bước 8: Sản xuất đồng phục
- Bước 9: Kiểm tra chất lượng
- Bước 10: Giao hàng tận nơi
- Bước 11: Nhận thanh toán
- Bước 12: Thanh lý hợp đồng
Với 12 bước trong quy trình nêu trên, khách hàng không những được đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất mà còn được tạo điều kiện trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát từng khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm của mình.
Đặc biệt, VIKOR còn xây dựng đầy đủ các chính sách – dịch vụ hỗ trợ khách hàng tận tình, chu đáo nhằm tạo sự an tâm cho khách hàng và giúp họ có trải nghiệm mua sắm tốt nhất như:
- Dịch vụ tư vấn miễn phí: Đội ngũ nhân viên kinh doanh/chăm sóc khách hàng của VIKOR luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí hỗ trợ khách hàng lựa chọn mẫu đồng phục phù hợp nhất.
- Chính sách chiết khấu và ưu đãi: VIKOR có chính sách chiết khấu % cho các đơn hàng đạt giá trị và số lượng theo quy định và chương trình ưu đãi tri ân khách hàng thân thiết nhân dịp sinh nhật, ngày lễ,….
- Chính sách vận chuyển: Nhằm giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thuận tiện nhất khi mua hàng, VIKOR liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển để hỗ trợ vận chuyển trên toàn quốc với chi phí thấp nhất.
- Chính sách bảo hành và đổi trả: VIKOR hỗ trợ khách hàng bảo hành sửa lỗi sau bán đối với các sản phẩm bị lỗi nhỏ; đổi mới hoàn toàn sản phẩm nếu phát hiện lỗi lớn đến từ nhà sản xuất (trong thời gian quy định).
Sản phẩm được đóng gói theo bộ và vận chuyển đến các công ty một cách nhanh nhất do VIKOR có sự liên kết tốt với các đơn vị vận chuyển
Chúng tôi hiểu cần phải có những bộ đồng phục công nhân thực phẩm do tính chất công việc đặc thù của họ. Đối với ngành nghề liên quan đến sức khỏe của con người, VIKOR luôn chú trọng trong từng khâu sản xuất đồng phục nhằm đem đến những sản phẩm chất lượng nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về giá cũng như các chính sách liên quan khi đặt may đồng phục công nhân làm việc trong lĩnh vực thực phẩm!
Thông tin liên hệ công ty cổ phần VIKOR:
- Địa chỉ: 5/8 Tống Văn Hên, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0796.954.954 hoặc 1900.9223
- Email: uniform@vikor.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/VikorUniform
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- [GỢI Ý] 30+ Mẫu đồng phục kỹ sư kỹ thuật thể hiện tính chuyên nghiệp
- Gợi ý 20+ mẫu áo khoác đồng phục công nhân bền đẹp
Chị Ngô Thị Trang xuất phát từ vị trí là nhà thiết kế thời trang với mục tiêu mang đến hình ảnh chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp. Chú trọng và đề cao các tiêu chí về thiết kế nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, tính phù hợp với ngành nghề và sự thoải mái đối với người mặc.