Bên cạnh đồng phục thông thường thì áo khoác đồng phục công nhân cũng được các doanh nghiệp quan tâm. Với công dụng bảo vệ cho người công nhân, áo khoác phải được thiết kế một cách đặc biệt. Để phù hợp với ngành nghề, môi trường làm việc thì doanh nghiệp cần chọn lựa chất liệu, màu sắc và kiểu dáng phù hợp. Cùng VIKOR lý giải cho tầm quan trọng và lựa chọn được đúng kiểu áo đồng phục công nhân phù hợp qua bài viết dưới đây.
>>>> XEM THÊM: 30+ mẫu Đồng Phục Công Nhân chất lượng, giá tốt tại TP.HCM
Nội dung bài viết
1. Mẫu áo khoác đồng phục công nhân mùa đông
Vào mùa đông, thời tiết thường trở lạnh. Chính vì thế việc cung cấp các loại áo khoác đồng phục cho công nhân là điều cấp thiết. Việc này sẽ giúp công nhân giữ ấm cơ thể và chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Từ đó đảm bảo hiệu suất làm việc và sức khỏe của công nhân. Các loại áo khoác đồng phục công nhân trên thị trường hiện nay đều được thiết kế dày dặn để phù hợp với thời tiết lạnh. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo được sự thoải mái cho công nhân trong quá trình làm việc. Nhờ đó giúp công nhân linh hoạt hơn trong việc xử lí công việc trên công trường.
>>>> DÀNH CHO BẠN: 5 mẫu đồng phục công nhân thợ điện đẹp nhất tại VIKOR
2. Áo khoác gió
Áo khoác gió là một trong những mẫu áo khoác thông dụng cho công nhân vào mùa mưa. Với cấu tạo mỏng nhẹ cùng lớp vải dù chống nước bảo vệ công nhân khỏi mưa lớn, gió mùa. Ưu điểm của loại áo khoác đồng phục công nhân này là chất liệu bền, nhanh khô, dễ giặt,… Chính vì thế, mà mẫu áo này được ưa chuộng cho những ai thường xuyên làm việc ngoài trời.
3. Áo khoác kaki
Áo khoác đồng phục kaki là loại áo phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Được làm từ chất liệu dày dặn, bền bỉ giúp bảo vệ người công nhân trên công trường. Với chất liệu này, áo khoác đồng phục công nhân kaki phù hợp với những ai thường xuyên làm việc trong thời tiết nắng nóng, hay ra nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, chất liệu dày dặn cũng giúp bảo vệ công nhân khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
4. Áo phản quang
Áo phản quang là trang phục bảo hộ lao động thường được sử dụng vào ban đêm. Điều này sẽ giúp nhận biết các công nhân đang làm việc ở các môi trường thiếu sáng. Do đó giúp phòng tránh các tai nạn không đáng có xảy ra. Áo phản quang thường được dùng cho công nhân trong các ngành nghề như: vệ sinh môi trường, giao thông, cứu hỏa, cứu hộ,…
Bên cạnh việc giúp nhận biết công nhân, áo khoác phản quang còn được thiết kế để giúp bảo vệ công nhân dưới thời tiết. Thông thường, các công nhân ngành cơ khí, xây dựng, sửa chữa thường phải làm việc ngoài trời. Đây là nguyên nhân chính gây ra các tác động xấu đến sức khỏe của công nhân. Sử dụng áo khoác phản quang sẽ hạn chế các tác động của môi trường đến sức khỏe người lao động. Áo bảo hộ có phản quang thường may thêm phản quang theo yêu cầu của khách hàng như trước ngực, trên vai hay 2 bên tay. Với kiểu áo này có thể sử dụng cho công nhân ở nhiều môi trường khác nhau.
>>>> THAM KHẢO NGAY: 5 mẫu đồng phục công nhân dầu khí đi đầu xu hướng 2024
5. Mẫu áo khoác đồng phục công nhân theo ngành nghề
Áo khoác đồng phục công nhân là trang phục cần thiết đối với công nhân khi làm việc. Ngoài việc bảo vệ sự an toàn, nó còn giúp đảm bảo sự bình đẳng trong công việc. Tùy vào tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Cùng xem qua một số mẫu áo khoác đồng phục dưới đây nhé!
5.1 Áo khoác công nhân ngành cơ khí
Công nhân cơ khí thường làm việc trong môi trường cơ khí máy móc, không tránh khỏi được tác động nhiệt và hơi nóng từ máy móc cũng như từ nhiệt độ ngoài trời, tia lửa điện bắn ra cũng dễ gây mài mòn đến quần áo. Điều này đòi hỏi đồng phục công nhân cơ khí phải dày dặn, chống bám bụi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và độ bền cao.
>>>> XEM NGAY: Đồng phục công nhân khu công nghiệp bền đẹp và an toàn
5.2 Áo khoác công nhân ngành xây dựng
Công nhân xây dựng làm việc trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt và nguy hiểm khi phải tiếp xúc với nắng gió, bụi bẩn, xi măng, sơn dầu,… kèm theo đó là vận động liên tục. Việc trang bị đồng phục cho công nhân là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo an toàn và tránh được ảnh hưởng của các tác nhân nguy hiểm trên đến cơ thể và sức khỏe của công nhân.
5.3 Áo khoác công nhân ngành kỹ thuật
Đồng phục công nhân kỹ thuật là loại trang phục được thiết kế dành riêng cho các kỹ thuật viên có tính chất công việc đặc thù phải tiếp xúc với hệ thống điện, máy móc nhiều dầu nhớt, hóa chất,…và nhiều nguy hiểm khác trong quá trình làm việc. Đồng phục công nhân kỹ thuật giúp bảo vệ công nhân khỏi các tác nhân trên và hạn chế tối thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài.
>>>> THAM KHẢO NGAY:7+ mẫu đồng phục công nhân thực phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn
6. Chất liệu vải may áo khoác đồng phục công nhân
Lựa chọn chất liệu vải phù hợp để may áo khoác đồng phục công nhân là yếu tố hết sức quan trọng, không chỉ phù hợp với đặc tính ngành nghề mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của công việc. Dưới đây là một số chất liệu vải Vikor sử dụng để may áo khoác đồng phục:
6.1 Vải Kaki 65/35
Vải kaki 65/35 (65% Polyester, 35% cotton) là chất liệu vải thông dụng thường được sử dụng để may đồng phục công nhân bởi giá cả hợp lý và độ bền tương đối cao. Các doanh nghiệp với số lượng công nhân lớn thường chọn chất liệu này nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
Những ưu điểm nổi bật phải kể đến của vải kaki 65/35:
- Thấm hút mồ hôi tốt
- Độ dày vừa phải, không gây cảm giác bức bí cho người mặc
- Độ bền cao
- Không nhăn, không xù lông
- Khả năng chống nắng tốt
- Màu sắc đa dạng
- Giá thành hợp lý
6.2 Vải Kaki Thành Công
Vải kaki Thành Công được sản xuất bởi đơn vị dệt may lâu đời là uy tín tại TP.HCM là Tổng công ty dệt may Thành Công với thành phần chính là 83% cotton và 17% polyester. Chất liệu này có giá thành khá cao và chất lượng cũng được đánh giá tốt bởi độ bền cao, không xù lông và bền màu. Đây là loại vải được ưa chuộng khi may đồng phục công nhân cao cấp, đồng phục cho kỹ sư, kỹ thuật viên,…
6.3 Vải Pangrim Hàn Quốc
Vải Pangrim Hàn Quốc là vải cao cấp có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Chất vải này được kết hợp từ nhiều thành phần khác nhau như bông tự nhiên, rayon, polyester, nosic, tensel,… Loại vải này có ưu điểm là thấm hút mồ hôi tốt, chất vải mềm, mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc và được sử dụng để may áo khoác đồng phục công nhân ở nhiều ngành nghề khác nhau.
6.4 Vải chống tĩnh điện
Vải chống tĩnh điện là vải có thành phần chính là 98% polyester kết hợp với 2% sợi carbon có tác dụng chống tĩnh điện rất tốt, hạn chế tối đa sự truyền điện tích tĩnh từ cơ thể người sang môi trường tiếp xúc xung quanh. Vải có mật độ sợi carbon càng nhiều thì khả năng chống tĩnh điện càng tốt.
Ngoài khả năng chống tĩnh điện, chất liệu này còn mềm mại, có độ thông thoáng tốt, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Chất liệu này thường sử dụng cho đồng phục phòng sạch ngành sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm với tác dụng không bám lông, không bám bụi, hạn chế bám bẩn.
Vải kaki chống tĩnh điện dày dặn, Vikor có thể nhuộm màu theo yêu cầu. Chất liệu này thường sử dụng trong ngành sản xuất điện tử, cơ khí hóa chất. Các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc hay sử dụng chất liệu này cho đồng phục công nhân vì sự an toàn của nó khắc biệt hẳn so với các dòng vải kaki khác.
7. Tiêu chí lựa chọn áo khoác đồng phục công nhân
Vì tính chất đặc thù và nhiều nguy hiểm của các ngành nghề trên mà áo khoác công nhân phải đáp ứng được nhiều tiêu chí nhằm bảo vệ công nhân và mang lại hiệu suất công việc tốt nhất.
7.1 Chất liệu thoáng mát
Công nhân làm việc trong môi trường khắc nghiệt vậy nên đòi hỏi áo khoác đồng phục phải được làm từ chất liệu phù hợp để tạo được cảm giác thoải mái nhất cho công nhân trong quá trình làm việc. Áo khoác đồng phục thường được làm từ chất liệu như: Cotton, Kaki, Pangrim Hàn Quốc,… Đặc trưng của các loại vải này là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao, thoáng mát, không gây gò bó hay khó chịu cho công nhân khi làm việc.
7.2 Thiết kế và kiểu dáng phù hợp
Các ngành nghề đều có tính chất công việc khác nhau nhưng điểm chung đó là công nhân phải vận động liên tục trong quá trình làm việc. Điều này yêu cầu áo khoác đồng phục của công nhân phải được thiết kế đơn giản, kích thước rộng, thoải mái khi mặc để không ảnh hưởng tới công việc.
7.3 Màu sắc tối giản kết hợp với logo doanh nghiệp
Màu sắc của áo khoác công nhân thường là các màu tối như xanh đen, ghi xám, xanh dương đậm,… nhằm hạn chế bụi bẩn, đất cát, dầu nhớt dính vào, giữ được độ sạch cho trang phục. Logo thương hiệu thường được in ở trước ngực hoặc sau lưng nhằm quảng bá thương hiệu và truyền tải hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng.
8. Vikor – Công ty may đồng phục công nhân chất lượng
VIKOR là đơn vị chuyên may đồng phục với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hàng trăm dự án đồng phục lớn nhỏ trên toàn quốc.
Ưu điểm khi may đồng phục công nhân tại VIKOR:
- Tư vấn thiết kế độc quyền theo yêu cầu của khách hàng
- Mẫu mã đa dạng theo ngành nghề
- Chất liệu nội địa – ngoại nhập cao cấp, tư vấn chất liệu dựa trên ngân sách giá của khách hàng
- Quy trình may đo 3D/áp size chuyên nghiệp, đảm bảo độ chính xác trên 95%
- Showroom hơn 300 mẫu, khách hàng trải nghiệm mẫu thực tế trước khi lựa chọn
- Dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa, chuyên nghiệp, quy trình chặt chẽ từ khâu duyệt mẫu, chất liệu đến khâu hoàn tất đơn hàng
- Bảo hành 01 năm các lỗi kỹ thuật
Những áo khoác đồng phục không chỉ mang đến sự thoải mái, năng động mà còn giúp bảo vệ người lao động tránh những tác động của thời tiết. Với hơn 20 mẫu áo khoác đồng phục công nhân mà VIKOR vừa giới thiệu hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế mới cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về áo khoác đồng phục hoặc muốn mua đồng phục công nhân phù hợp cho doanh nghiệp mình thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với VIKOR để được nhân viên tư vấn cụ thể và chi tiết hơn nhé.
Thông tin liên hệ công ty cổ phần VIKOR:
- Địa chỉ: 5/8 Tống Văn Hên, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0796.954.954 hoặc 1900.9223
- Email: uniform@vikor.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/VikorUniform
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- 20+ mẫu áo gile đồng phục công nhân bền – đẹp từ VIKOR
- 8+ mẫu đồng phục công nhân xây dựng đảm bảo an toàn
Chị Ngô Thị Trang xuất phát từ vị trí là nhà thiết kế thời trang với mục tiêu mang đến hình ảnh chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp. Chú trọng và đề cao các tiêu chí về thiết kế nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, tính phù hợp với ngành nghề và sự thoải mái đối với người mặc.